Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (Young Southeast Asian Leaders Initiative – YSEALI) là chương trình trao đổi 5 tuần tới Mỹ được đài thọ toàn phần bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của thanh niên trong khu vực, tăng cường mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đông Nam Á, và nuôi dưỡng một cộng đồng các nhà lãnh đạo làm việc xuyên biên giới để giải quyết các vấn đề chung. Bài viết là một bài chia sẻ cá nhân, nên các bạn cân nhắc áp dụng và dành cho các bạn đang trong quá trình ứng tuyển, có hiểu biết tương đối về chương trình (có thể chưa phù hợp với các bạn chỉ mới biết đến chương trình).
3. Vòng phỏng vấn
3.1. Hiểu được phong cách Mỹ và sales ước mơ của bản thân.
Ở Việt Nam, mình được dạy là sống thực tế ngay từ lúc nhỏ. Vì vậy, mình không bao giờ dám mơ lớn. Nhưng kể từ khi gặp anh chị Hanoi Speakers Toastmasters, các chị luôn cổ vũ mình tin vào bản thân. Mình còn nhớ, trong 1 lần đi ăn 4 người gồm anh Vượng, chị Ngọc, anh Hiếu và mình. Cả ba anh chị đều kể về việc học của anh chị ở Mỹ, mình chỉ ngồi nghe. Sau đó, anh Vượng còn hỏi mình là “thế bao giờ đến lượt Lương nào? Lúc đó trong đầu mình nghĩ là “ui thật sự là không dám nghĩ như vậy luôn ấy”.
Mình thấy bộ phim Zootopia là bộ phim (mình biết) thể hiện phong cách của người Mỹ rõ ràng. Trong đó cô Thỏ Judy (loài thú là con mồi của các loài thú khác, nên sẽ bị cho là phù hợp với các công việc “nhẹ nhàng”) ước mơ trở thành cảnh sát để “make the world a better place” – giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Đúng vậy, Mỹ là quốc gia thể hiện sự tự tin, dám nói lên ước mơ của mình, cũng như dám hành động để hiện thực nó. Bạn cần thể hiện được điều này trong vòng phỏng vấn.
Ngoài việc hiểu được American style, cũng cần phải sale được ước mơ của bản thân. Chị Ngọc đã từng nói với mình rằng: “Họ yêu em, nhưng cũng phải yêu cả ước mơ của em”. Không ai muốn đầu tư tiền cho người đi về mà tạo tác động tiêu cực đến xã hội, cũng như đi Mỹ về vẫn tiếp tục làm những cái mình đang làm đúng không?
3.2. Xây dựng chân dung ứng viên được chọn và Lựa chọn câu chuyện xuyên suốt.
Đầu tiên, nên dành thời gian để liệt kê các key words – từ mô tả chân dung bản thân mà bạn muốn người phỏng vấn nhớ đến. Những key words này sẽ tạo thành xương sống/trục chính cho tất cả câu trả lời & bài luận; làm sao để khi phỏng vấn bạn xong, họ nhớ được những key words đó về bạn. Tất cả câu trả lời phải hướng về xương sống/trục chính đó, để con người bạn là một thể thống nhất, thể hiện tất cả những hành động bạn làm để hướng về mục tiêu chung, đóng góp vào big picture, sự nghiệp của bạn về sau.
Ví dụ như: mình mong muốn theo đuổi giáo dục lãnh đạo, và dùng nó để tạo tác động tích cực đến xã hội, thúc đẩy tinh thần công dân tích cực (Theme Civic Engagement). Vì vậy, dù mình có hoạt động liên quan đến môi trường trong tổ chức nước ngoài, nhưng mình không cho vào vì nó không giúp mình xây dựng mong muốn làm leadership education, mà theme mình mong muốn (hay nói khác khác là nó làm lệch trục chính/xương sống của mình).
Hãy tưởng tượng, giống như bạn có thể có nhiều chấm điểm trên giấy, mỗi chấm điểm là một trải nghiệm mà bạn đã đi qua. Nhưng bạn muốn khắc họa bản thân mình thành hình bông hoa, hay hình nơ thì tuỳ thuộc vào bạn.
Ngoài ra, sau đây là một số lưu ý thêm khi trả lời phỏng vấn:
- Các câu trả lời phù hợp với theme lựa chọn;
- Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, vào thẳng trọng tâm, thể hiện chiều sâu/mức độ trưởng thành trong tư duy;
- Trả lời cụ thể, không chung chung bằng ví dụ từ những sự quan sát, trải nghiệm riêng của bản thân;
- Tất cả câu trả lời phải touch people’s heart – chạm đến trái tim của người nghe;
- Những điều quan trọng đặt lên đầu tiên, mỗi câu trả lời chỉ nên trả lời 1-1,5 phút;
Sau đây là một số câu hỏi mình được hỏi trong vòng phỏng vấn, bạn có thể tham khảo nhé:
Câu hỏi có thể chuẩn bị trước
- Tell me about yourself.
- Why do you apply to this program?
- How do you see yourself in the next 5 years?
- How do you contribute to YSEALI?
- Do you have any questions for us?
Câu hỏi phỏng vấn visa
- Có người thân ở US không?
- Bố làm nghề gì?
- Đã từng ra nước ngoài chưa?
Câu hỏi về application form
- Công ty đang làm? Hoạt động thường ngày tại công ty?
- Công ty có training – đào tạo nội bộ – cho nhân viên không?
- Đang làm Vice President of Education ở Hanoi Speakers Toastmasters đúng không?
- Tốt nghiệp rồi nhỉ? Tham gia chương trình YSEALI Learns? Tham gia Future Leaders Camp nhỉ?
- Có làm dự án Alumni, còn đang hoạt động không?
Câu hỏi out-of-nowhere
- Sau này muốn làm ở Việt Nam hay ở đâu? Tại sao không phải các nước Châu Á?
- Còn câu hỏi nào cho chúng tôi không?
3.2. “So good, they can’t ignore you” – Làm mọi thứ xuất sắc đến mức không ai có thể phớt lờ bạn.
Mình thường làm mọi thứ chỉn chu nhất có thể trong khả năng của bản thân, và làm tốt hơn những gì người khác kỳ vọng. Điều này cũng được thể hiện trong vòng đơn và vòng phỏng vấn.
Trong vòng đơn, mình liệt kê các thông tin đầy đủ nhất có thể, thậm chí là những thông tin chương trình không yêu cầu mình cũng đưa vào. Tuy nhiên, mình không đưa vào linh tinh, mình đặt bản thân là người thứ 3, không biết gì về mình, và khi đọc thông tin này, có gì chưa rõ. Từ đó, mình sẽ thêm nó vào để thông tin cụ thể hơn.
Trong vòng phỏng vấn, để chuẩn bị cho câu hỏi về lý do mình tham gia chương trình, mình vẽ và in bản cứng vision board (bảng tầm nhìn) của mình. Rằng ước mơ, kế hoạch của mình thế này, và chương trình sẽ là cầu nối khiến mình thực hiện ước mơ ra sao. Mình nhắc lại, chương trình sẽ là một bước đệm cho cuộc sống của bạn, vì vậy, hội đồng cũng muốn việc tham gia chương trình đem đến lợi ích cho chính bạn, nghề nghiệp của bạn, thay vì việc bạn sẽ mải phục vụ cho cộng đồng mà thôi.
Để thể hiện mình là đại diện Việt Nam khi tiếp xúc với các bạn nước khác, mình chuẩn bị thiệp cảm ơn do chính mình thiết kế đến hội đồng. Vì vậy, thay vì trả lời cho câu hỏi mình sẽ làm gì để thể hiện mình là đại diện Việt Nam, mình làm điều đó. Show, don’t tell – Chứng minh bằng hành động, đừng chỉ dùng lời nói.
TÁI BÚT
Trong chặng cuối cùng của hành trình ứng tuyển này, mình gặp biến cố về sức khỏe (như trong bài viết “Năm 2023, mình đã trưởng thành hơn như thế nào (phần 2)” mình từng chia sẻ), mình ngồi trước màn hình máy tính, không thể tâm sự với ai (vì chặng cuối rồi, tự cố nốt thôi) điều duy nhất mình mong cầu là có sức khỏe tốt, ăn đồ ăn cảm thấy ngon, được là “một người bình thường”. Lúc đó mình vừa ngồi viết nốt luận và nghe bài “Người bình thường” của chị Vũ Cát Tường. Mình nghĩ rằng tại sao ước mơ của mình lại lớn như vậy? Tại sao ước mơ đó lại chọn mình?
Mình tưởng tượng cuộc hội thoại của mình giống như giữa Jake Sully và Neytiri:
Jake Sully: […] I’ve already chosen. But this woman must also choose me.
– Jake Sully và Neytiri (Avatar 1)
Neytiri: She already has.
(Tạm dịch:
Jake Sully: […] Tôi đã có lựa chọn cho mình rồi. Nhưng người phụ nữ này cũng phải chọn tôi.
Neytiri: Cô ấy cũng đã lựa chọn rồi.)
Đúng vậy, không chỉ là giấc mơ đó chọn mình đâu, mình cũng chọn giấc mơ đó, giấc mơ Mỹ.
Bài viết này dành cho tất cả các bạn đang muốn ứng tuyển, tuy nhiên, mình muốn gửi gắm tâm tư với các bạn nữ hơn, mình biết đến tuổi này, nhiều bạn có thể gạt ước mơ sang một bên, để trở thành người vợ, người mẹ.
If I had worried about “who liked me” and who thought “I was cute” when I was your age, I wouldn’t be married to the President of the United States.
– Michelle Obama.
(Tạm dịch: Bằng tuổi các cháu, nếu mà cô còn thời gian lo lắng về việc ai thích mình, ai nghĩ rằng mình đáng yêu, cô sẽ không cưới Tổng thống Mỹ đâu.)
Vì vậy, nếu các bạn bằng tuổi mình, và đang lo lắng vì tương lai không quá chắc chắn, và cái được gọi là “tuổi nên lập gia đình” đang bám đuổi theo chuẩn mực của văn hóa Á Đông, thì cố gắng lên một chút nhé, “mây tầng nào gặp gió tầng đó” thôi.
YSEALI khó nhưng không phải là không đạt được. Đi nhanh hay đi chậm thì vẫn sẽ đến đích và ước mơ nào cũng sẽ được coi là không thực tế, cho đến khi nó thành thực tế. Chúc bạn mạnh mẽ, bền bỉ, kiên quyết, kiên cường và may mắn (một chút) nhé!
A Mindful Observer.