Trên chuyến hành trình ngắn ngày từ bang Nebraska qua bang Iowa và bang South Dakota, mình có nhiều trải nghiệm. Cùng nhìn lại xem mình đã học được gì nhé.
Để nhận lại, trước tiên cần cho đi
Từ khi đặt chân đến Hoa Kỳ, mình nhận được nhiều sự giúp đỡ từ mọi người. Ngay từ ngày đầu tiên, khi quá cảnh tại sân bay tại Chicago, mình để quên hộ chiếu trên máy bay từ Nhật Bản qua đây. Khi mình đang loay hoay tìm hộ chiếu trong túi thì mình gặp bác phi công từ một máy bay khác. Bác tìm mọi cách để giúp mình lấy lại hộ chiếu, thậm chí cần liên hệ với 2 nhân viên khác. Sau đó bác đi cùng mình đến terminal. Khi đến terminal, mình gặp hành khách ngồi cạnh mình trên chuyến bay đó, chú lại giúp mình đi từ terminal đến cổng để chờ sân bay.
Khi di chuyển từ bang South Dakota về lại bang Nebraska, mình gặp bác David ở Vermillion Truck Stop. Sau vài phút nói chuyện ngắn ngủi, bác mời mình đồ ăn mình cầm trên tay, như một món quà. Bác hỏi mình rằng có trở lại Mỹ không, mình bảo là cháu cũng mong thế. Rồi mình liên hệ với bác qua Whatsapp và bảo là nếu cháu quay lại đây thì cháu sẽ liên hệ với bác.
Như câu nói trong cuốn sách The Greatness Guide 2:
“You need to give to get. Giving does begin the receiving process. Give support to get it. Give praise to receive it. Give your best to attract it. Give more respect to experience it. And give more love to become beloved.”
– Robin Sharma
(Tạm dịch: Bạn cần cho đi để nhận lại. Giúp đỡ người khác để nhận lại sự giúp đỡ. Trao đi lời động viên để nhận lại sự tán thưởng. Thể hiện phiên bản tốt nhất của bản thân để thu hút nó. Cho đi sự tôn trọng để nhận lại sự kính nể. Và cho đi nhiều hơn tình yêu để được yêu thương.”
Lãnh đạo bằng cách làm gương – Leading by example
Trên chuyến xe đi từ bang South Dakota về lại bang Nebraska, bạn cùng đoàn hỏi mình rằng, nếu mình quan tâm về đào tạo kỹ năng lãnh đạo như vậy, thì ai là nhà lãnh đạo xuất sắc nhất mà mình ngưỡng mộ? Mình, không cần suy nghĩ, đó là anh Nguyễn Trí Hiếu, mentor đầu tiên của mình. Anh tạo ảnh hưởng đến người khác, truyền cảm hứng đến người khác để họ nỗ lực thể hiện tài năng của bản thân thông qua cách làm gương.
Tình cờ thay, cũng trên chuyến xe đó, Mr. Val McPherson không ngần ngại cầm một chiếc túi to đi dọc lối đi trên xe buýt và kêu gọi mọi người vứt rác vào túi cho bác khi bác đi đến. Thật đúng là một tấm gương mẫu mực cho mọi người noi theo.
Hôm nay, Tiến sĩ Whitney Gent có giảng về chủ đề “Communicating for Social Change”. Tiến sĩ có đề cập đến đối tượng (audience) khi làm truyền thông khi làm dự án xã hội. Cụ thể hơn, đối tượng đó không nhất thiết là toàn bộ cộng đồng, tập thể, tất cả mọi người trên thế giới, vì không phải ai cũng quan tâm đến dự án và điều bạn làm. Khi nghe đến đây, mình liên tưởng đến hành động của Mr. Val McPerson, không phải ai cũng sẽ được truyền cảm hứng bởi hành động đẹp đẽ của bác, nhưng không phải vì thế mà bác ngó lơ, bỏ lại số còn lại. Làm dự án xã hội cũng vậy, không phải tất cả mọi người đều quan tâm đến dự án của bạn không có nghĩa là bạn không cất lên tiếng nói của bản thân, và hành động để thay đổi và giải quyết nó.
Trong chuyến đi, Tiến sĩ Whitney Gent cũng hỏi chúng mình rằng chúng mình muốn xem loại phim nào trên xe, và cho chúng mình biểu quyết để chọn, chứ không cho rằng bộ phim nào hay và bật lên. Mình cũng suy ngẫm lại bài hôm nay được chia sẻ, Tiến sĩ Gent quan tâm đến đối tượng của mình và điều đó xuất phát từ thiện chí (goodwill) – một trong những yếu tố của người thuyết phục (persuader).
Yêu thương nguồn cội của bản thân
Trong chuyến đi, mình biết thêm được về lịch sử của đất nước cờ hoa này. Ví dụ như khi đến The Angel De Cora Museum, người hướng dẫn của chúng mình là Ms. Gayla Whitespirit, cô làm việc ở đây để giữ gìn nguồn cội của mình.
Điều này khiến mình có nhiều suy nghĩ. Chuyên môn của mình là Sư phạm Tiếng Anh, nên mình sẽ học các môn liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa – văn minh Anh Mỹ, …. để tránh sinh viên hiểu biết nhiều về văn hóa các nước bạn mà quên mất bản sắc dân tộc, chúng mình phải học các môn liên quan đến Tiếng Việt, văn hóa Việt Nam, … Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc, với dân tộc Kinh, dân tộc của mình, là dân tộc chiếm đa số. Các dân tộc khác được cho là kém hơn về trình độ học vấn. Tuy nhiên, khi học các môn ở trường đại học, mình hiểu được rằng, mình không nên nhìn 53 dân tộc còn lại với ánh mắt của một dân tộc phát triển hơn, mà đánh giá họ thấp mà cần phải tôn trọng bản sắc dân tộc của họ. Liên hệ với chuyến đi lần này, mình sẽ không so sánh giữa Việt Nam và Mỹ, vì sự so sánh khá khập khiễng giữa một nước đang phát triển và một nước đã phát triển. Điều mình nên làm là so sánh Việt Nam hiện tại với trước đây, mang những kiến thức mà mình học được từ đất nước phát triển nhất thế giới này, để từ đó, đưa ra phương pháp phù hợp với sự phát triển của quốc gia.
Chúc bạn học hỏi được nhiều trong hành trình phát triển của bản thân nhé.
iu bạn 3000 <3
Bases for Xrumer https://dims-tudio.ru
best solar panels for mobile homes best solar panels for mobile homes .