Fit in (Tạm dịch: Hòa nhập) và Belonging (Tạm dịch: Cảm giác thuộc về) khác nhau như thế nào? Tại sao cần tạo môi trường làm việc khiến nhân viên cảm thấy thuộc về (belonging) thay vì khiến họ phải cố gắng để hòa nhập (fit in)? Bài viết là kiến thức mình học được trong khi làm việc tại công ty phát triển kỹ năng lãnh đạo dành cho quản lý Crestcom Việt Nam.
Mình là một bạn thích ứng với môi trường nhanh. Với những môi trường khác nhau, dù không cố thay đổi bản thân, nhưng mình sẽ thể hiện một phần tính cách của bản thân để hòa nhập với mọi người. Tuy nhiên, có những môi trường mình sẽ hoàn toàn thoải mái là chính bản thân mình. Trước đó mình không thể lý giải tại sao, nhưng sau chủ đề “Sứ mệnh: Hòa nhập” của Crestcom, mình đã hiểu rằng: mình đang cố gắng để “fit in” – hòa nhập với môi trường đó thay vì cảm thấy thuộc về “belonging”.
Vậy sự khác biệt về hai môi trường trên như thế nào?
Bạn cố gắng để hòa nhập – “fit in” | Bạn cảm thấy thuộc về – “belonging” |
1. Bạn gồng mình kết nối với các thành viên trong tập thể. Ví dụ: bạn là nam và không thích rượu bia. Nhưng để kết nối với mọi người trong tập thể, bạn cần đi nhậu sau giờ làm dù không muốn như vậy. | 1. Bạn kết nối với các thành viên trong tập thể một cách tự nhiên. Ví dụ: vẫn ví dụ bên cạnh, nhưng đồng nghiệp vẫn tôn trọng khi bạn “nói không” và không cô lập bạn sau đó. |
2. Việc bạn tham dự các sự kiện của công ty vì đó là việc cần làm. Ví dụ: Bạn tham gia sự kiện nào đó, vì đó là điều ai cũng làm, vì bắt buộc. | 2. Bạn tham dự các sự kiện của công ty vì đó là điều bạn muốn làm. Ví dụ: vẫn ví dụ bên cạnh, nhưng đồng nghiệp vẫn tôn trọng khi bạn “nói không” và không cô lập bạn sau đó. |
3. Bạn được chấp nhận vì bạn giống mọi người. Ví dụ: Khi bạn thuộc cộng đồng LGBTQ+, bạn phải che giấu điều đó để không bị cô lập. | 3. Bạn được chấp nhận khi là chính mình. Ví dụ: vẫn ví dụ bên cạnh, nhưng đồng nghiệp vẫn tôn trọng khi bạn chia sẻ về việc mình thuộc cộng đồng LGBTQ+. |
Khi chủ đề này được chia sẻ với các anh chị học viên quản lý tại các doanh nghiệp Việt Nam, có một anh chia sẻ rằng chủ đề này rất mới, và có thể chưa phù hợp với Việt Nam ở hiện tại. Mình suy nghĩ có thể là do việc coi trọng nhu cầu, sự khác biệt của từng cá nhân chưa cao, nhưng cũng có thể là vì lý do khác mà mình vẫn chưa đủ vốn sống để biết được.
Vậy để xây dựng môi trường làm việc khiến nhân viên có cảm giác thuộc về cần phải làm gì?
Tạo môi trường An toàn tâm lý
“Tạo ra một môi trường mà ở đó mọi người cảm thấy thoải mái khi thể hiện bản thân.”
– LaTonya Wilkins.
Với điều này, Crestcom tạo cho mình môi trường khiến mình có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân. Đơn cử như sau khi làm việc được 3 tháng, mình được các chị tin tưởng giao cho nhiệm vụ làm trưởng dự án để thực hiện Hệ thống quản lý học tập của học viên, giúp tự động hóa quy trình theo dõi học viên. Từ đó, mình thoải mái đưa ra ý kiến, đóng góp ý tưởng mới với các anh chị trong thời gian về sau.
Tạo Cảm giác thuộc về
“Cảm thấy hoàn toàn được thừa nhận và được chấp nhận vì những gì họ đem đến cho tổ chức, có một nơi thân thuộc trong tổ chức để đóng góp và gia tăng giá trị.”
– LaTonya Wilkins.
Khi làm việc tại Crestcom Việt Nam, mình cũng được anh chị ghi nhận những giá trị đem lại cho tổ chức nên mình rất vui. Từ đó, mình càng mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa.
Tái bút
Đó là một vài điều mình học được từ công ty, còn bạn đã học được gì từ nơi mình làm việc? Cùng chia sẻ với mình và đừng quên đón chờ các bài viết khác của mình nhé.
iu bạn 3000 <3