Bài viết được thực hiện bởi một cô gái đang cố gắng vươn lên từng ngày với tựa đề được lấy cảm hứng từ cuốn sách “Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng” của tác giả Lu – Mann Up. Nếu bạn là một người thích nội dung dài, muốn tìm sự đồng cảm từ một người cũng đang nỗ lực giống bạn, hoặc đơn giản, bạn quan tâm đến mình thì bài viết này dành cho bạn.
CUỘC SỐNG KHÔNG DÀNH CHO BẠN NHỮNG THỬ THÁCH VÔ ÍCH
Chắc chắn bạn sẽ leo xuống khỏi con đèo đau khổ ấy. Dù con dốc có dựng đứng khó khăn tới thế nào, trong mỗi con người luôn ẩn chứa sức mạnh để vượt qua nó. Hơn nữa, sau khi leo qua đỉnh đèo khổ đau, con người sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trước gấp nhiều lần.
– Kazuko Watanabe – Sách: Đời bạn, bạn không sống, ai sống hộ?
Ừ thực ra nó cũng đúng đó, đúng là cuộc sống không dành cho bạn những thử thách vô nghĩa. Giống như câu nói nổi tiếng của Steve Jobs:
“You can’t connect the dots looking forward, you can only connect them looking backwards. So you have to trust that the dots will somehow connect in your future.
– Steve Jobs (1955 -2011)
(Tạm dịch: Bạn không thể kết nối các dấu mốc trong đời bạn khi hướng về tương lai; bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vì vậy bạn phải tin tưởng rằng các điểm đó rồi sẽ kết nối trong tương lai.)
Để mình chứng minh luận điểm này bằng câu chuyện của cá nhân mình nhé. Trong 4 năm hoạt động ngoại khóa của mình, khác với các bạn khác, mình thấy vị trí nào mình cũng làm: Tài chính – Hậu cần, Đối ngoại, Truyền Thông, Sự kiện, … Đôi khi mình cũng tự hỏi tại sao thay vì đi sâu một ban/mảng, mình lại tham gia vào tất cả các ban của các dự án, tổ chức thanh niên nhỉ? Vì việc đi sâu vào một ban khi làm hoạt động ngoại khóa (ví dụ như Ban Truyền Thông) khiến nhà tuyển dụng thấy bạn là một người chín chắn, trưởng thành, luôn biết mình muốn gì & làm việc gì cũng có kế hoạch để thực hiện ước mơ & phục vụ cho công việc của bạn sau này. Vì vậy, việc vào nhiều ban đó của mình cũng khiến mình hơi buồn (nói thật đó) vì nó chả phải chiến thuật của mình đâu, nó là do ‘thế lực ngầm’ nào đó khiến mình muốn & chủ động ứng tuyển vào vào những vị trí đó.
Và rồi khi làm Điều phối của Hội Cựu học sinh THPT Thường Tín, mình mới kết nối được những dấu mốc này, mình mới hiểu ra lý do tại sao. Mình là người được chọn để làm Founder dự án đó. Việc mình đã từng qua tất cả các ban khiến mình nắm được công việc, nhiệm vụ của các ban, từ đó, điều phối công việc được tốt hơn, và không ai “qua mắt” được mình khi làm không hết sức. Mỗi khi nghĩ đến việc mình là người được chọn, mình lại nghĩ đến câu của Jake Sully, người dẫn dắt cả một dòng tộc chống lại sự xâm chiếm của con người, trong phim Avatar 1:
“You chose me for something. I will stand and fight, you know I will. But I need a little help here.”
– Jake Sully (phim Avatar 1)
(Tạm dịch: Con biết Người chọn con vì một lý do nào đó. Con chắc chắn sẽ đứng dậy và chiến đấu, nhưng con cần sự giúp đỡ từ Người, dù chỉ là một chút thôi)
Trong 5 năm (từ 2017 – 2022), mình cũng đã hoàn thành xong 02 chương trình học Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh (loại Giỏi) và Cử nhân Sư phạm Vật lý (loại Khá). Đầu năm 2022, việc học song bằng, đi thực tập, làm thêm cuối tuần, làm dự án xã hội, nhiều việc & áp lực đến mức mình chậm kinh nguyệt 5 tháng. Đến những ngày cuối tháng thứ 6 mình quyết định đi khám thì trộm vía đã bị trở lại. Thật sự là một nhà lãnh đạo (nhất là founder cần phải tạo lập mọi thứ từ đầu) áp lực cực kỳ, vậy nên, có lẽ mình là một trong số những người sẽ hiểu được cảm nhận của Jake Sully khi anh từ bỏ vị trí làm tộc trưởng Toruk Makto dẫn dắt cả một dòng tộc (khi mình quyết định Hội Cựu học sinh THPT Thường Tín sẽ ngừng hoạt động) trong phim Avatar 2. Việc này được hình tượng hóa khi họ nhấc chiếc giáp khỏi đôi vai của anh:
“This is like stones in my heart”.
– Jake Sully (Avatar 2)
(Tạm dịch: Việc từ bỏ vị trí dẫn dắt cả một dòng tộc để bảo vệ gia đình nhỏ của mình giống như hàng ngàn vết dao đâm xuyên qua trái tim của tôi vậy.)
Về việc học, có những học kỳ học đến 11 môn (9 môn chuyên ngành), nhưng chưa kinh khủng bằng việc thi 11 môn đó trong vòng 3 tuần (15 ngày thì gần như ngày nào cũng thi). Nhưng đâu chỉ đơn giản là có lịch là đi thi, học song bằng sẽ có vấn đề là trùng lịch thi, vậy nên phải đi qua lại 2 khoa xin chuyển lịch thi. Có nhiều hôm viết luận cuối kỳ, mình chỉ có 4 hôm để làm 4 bài luận cho 4 môn Tiếng Anh, mà mình đều muốn được A, vậy nên mình đã có gắng tập trung & vắt kiệt sức của bản thân như thế nào. Kết quả là mình được 3/4 môn A, còn 1 môn B+. (Nói vậy nhưng mình không chỉ cố gắng mỗi cuối kỳ, giữa kỳ cũng phải học hành đàng hoàng để được điểm cao chứ đúng không).
Dù mọi người có nói như thế nào, mình vẫn nghĩ “Pressure makes diamonds” (Áp lực tạo kim cương). Chỉ là, bạn cần nó niềm tin đủ mạnh để trên hành trình trở thành “kim cương” đó, ta không bỏ cuộc giữa chừng vì áp lực.
Hãy cứ chịu đựng, cho đến ngày mọi thứ trở nên có ý nghĩa. Cuộc sống có một câu nói dành cho con người: “Nhất định ta sẽ làm cho ngươi hạnh phúc. Nhưng trước đó ta phải làm cho ngươi thật sự mạnh mẽ”.
Lu – Sách: Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng
Thật sự, bây giờ mình vẫn không biết tương lai mình thế nào, nhưng vì những trải nghiệm đã qua, mình thấy bản thân mình mạnh mẽ (từ bên trong) đến thế nào, có thể rất ít thứ có thể đánh gục được mình trong tương lai.
Vậy, bạn cũng thế nhé, nếu không sinh ra đã làm một viên kim cương, đừng đổ lỗi cho số phận, “hãy cứ chịu đựng, cho đến ngày mọi thứ trở nên có ý nghĩa”.
ĐỐI MẶT VỚI THẤT BẠI MỘT CÁCH NHẸ NHÀNG THÔI
*Note: AmCham Scholarship là học bổng thường niên của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ dành cho sinh viên năm cuối có thành tích học tập & hoạt động ngoại khóa nổi bật đến từ các trường Đại học tại Hà Nội. YSEALI Academic Fellowship (Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á) là chương trình trao đổi được đài thọ toàn phần với 5 tuần học tập & tham quan tại Mỹ bởi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
Lời đầu tiên, mình muốn cảm ơn chị Lê Thị Linh Ngọc (YSEALI Alumni & Fulbright Scholar), anh Nguyễn Tiến Đạt (Fulbright Scholar) đã trực tiếp hướng dẫn mình trong quá trình mình ứng tuyển chương trình trao đổi YSEALI Academic Fellowship Spring 2023. Từ những lời nhận xét thẳng thắn & mang tính xây dựng của anh chị, mình đã học được nhiều điều trong hành trình ứng tuyển này. Mình muốn cảm ơn anh Vũ Nhật Linh đã dành thời gian viết luận giúp mình, đọc bài viết của anh, mình cảm nhận được niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể làm được mà anh dành cho mình.
Tiếp theo, trên hành trình ứng tuyển, mình cũng cảm ơn chị Hoàng Ngọc Bích, chị Jen VuHuong, cô Lưu Thị Kim Nhung, chị Xuyến Phạm, chị gái Phùng Thị Mỹ Linh, cô bạn thân Vũ Thị Trang Linh đã động viên mình rất nhiều trong quá trình mình ứng tuyển.
Đúng như cái tựa đề “Đối mặt với thất bại một cách nhẹ nhàng thôi” thì mình đã thất bại. Đối với học bổng AmCham, mình vào top 20 runner-ups (tức là 1 trong số 20 bạn về Nhì), còn với YSEALI Academic Fellowship, mình dừng chân ở vòng phỏng vấn – vòng cuối cùng trước khi mình có 5 tuần free sang trời Tây.
Thời gian đó mình siêu buồn, cũng khó diễn tả buồn thế nào lắm. Việc đó cũng khiến mình nhận ra nhiều điều. Thứ nhất, không phải điều gì mình cố gắng 200% cũng có thể đạt được. Việc bạn thành công hay không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mối quan hệ, môi trường sống & làm việc, thậm chí là năng khiếu của bản thân. Nhưng đó cũng chính là cuộc sống, đơn giản nó là không công bằng. Tuy nhiên, mình chấp nhận điều đó & tiếp tục cố gắng thay vì đổ lỗi cho số phận. Thứ hai, không phải mong muốn, ước mơ nào của mình cũng có thể thành hiện thực (kể cả bắt tay vào hành động) dù ước mơ đó có tốt đẹp (như mình thì đó là tạo ra môi trường giáo dục hòa nhập & chất lượng cho mọi người – SDG 4 được trình bày trong bài luận của YSEALI Academic Fellowship). Giống như anh Jake Sully nói:
“I was a warrior who dreamed he could bring peace. Sooner or later though, you always have to wake up“.
– Jake Sully (phim Avatar 1).
(Tạm dịch: Tôi là một chiến binh với ước mơ đem lại hòa bình cho thế giới. Nhưng sớm hay muộn, bạn cũng phải tỉnh dậy mà thôi.)
Ừ thì giấc mơ nào chúng ta cũng cần phải tỉnh dậy thôi, mình cũng vậy.
Là một người sống lành mạnh, luôn đề cao sức khỏe, mình không tìm đến những trò tiêu khiển khiến mình quên đi thực tại. Mình lên YouTube xem làm thế nào để tinh thần tích cực trở lại. Và mình đã xem video Getting stuck in the negatives (and how to get unstuck) của cô Alison Ledgerwood trên TED x talks. Trong bài chia sẻ, cô có nói rằng khi chúng ta chiến thắng, cảm giác đó trôi qua rất nhanh (thậm chí ngay ngày hôm sau khi chiến thắng, cô đã quên cảm giác đó rồi). Mình cũng cảm thấy đúng, thậm chí mình từng chiến thắng một chương trình vào buổi sáng, buổi chiều mình đã chả cảm thấy gì nữa rồi.
Hình ảnh mô tả cho việc cảm xúc chiến thắng (gain) trôi qua rất nhanh, nhưng cảm giác thất bại (loss) lại kéo dài hơn nhiều. (Hình ảnh được lấy trong bài chia sẻ)
Tuy nhiên, như bạn thấy trong hình, cảm giác thấy bại kéo dài hơn nhiều (mình là một trong số những người trải nghiệm qua nó).
Cũng như cô chia sẻ, lý do của việc này là do mình đang nhìn theo hướng tiêu cực. Giống như khi có một cốc nước ‘nửa đầy nửa vơi’, có người khi nhìn vào sẽ bảo cốc nước bên dưới là cốc nước đầy một nửa, còn với mình, mình sẽ nhìn là cốc nước vơi một nửa.
Cốc nước ‘đầy một nửa’, ‘vơi một nửa’ (Hình ảnh được lấy trong bài chia sẻ)
Việc chỉ nhìn vấn đề theo góc nhìn ‘thiếu’ khiến mình cảm thấy không bao giờ là ‘đủ’. Sau khi nhận thức được vấn đề này, mình mình hiểu hơn về phim “Soul” của Disney. Phim kể về Joe Gardner, một giáo viên trường trung học tại thành phố New York với một tình yêu mãnh liệt dành cho nhạc Jazz. Tuy nhiên, Joe phải kiếm sống bằng nghề dạy nhạc tại một trường trung học, tuy vẫn được sống với âm nhạc, tuy nhiên, đó không phải là điều mà Joe thực sự muốn. Nhưng khi thực sự có cơ hội chơi nhạc Jazz & kiếm tiền từ nó, ông cảm thấy thật khác, nó không vui như ông nghĩ.
Dorothea: What’s wrong teach?
Joe: It’s just I’ve been waiting on this day for my entire life. I thought I’d feel different.
Dorothea: I heard this story about a fish. He swims up to this older fish and says, “I’m trying to find this thing they call the ocean.” “The ocean?” says the older fish, “that’s what you’re in right now.” “This?” says the younger fish, “This is water. What I want is the ocean.”
– Joe & Dorothea – phim “Soul”
(Tạm dịch:
Dorothea: Sao vậy thầy giáo?
Joe: Cô biết đó, tôi mong chờ đến ngày này (ngày được trình diễn trên sân khấu) trong suốt cả cuộc đời mình. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi sẽ cảm nhận khác hơn.
Dorothea: Tôi đã nghe câu chuyện này về một con cá nhỏ. Cá nhỏ bơi đến chỗ con cá trưởng thành, “Con đang cố tìm thứ mà người ta gọi là đại dương.” “Đại dương ư?” con cá lớn hơn nói, “chính con đang bơi ở đại dương đó.” “Đây ư?” con cá nhỏ nói, “Đây chỉ là nước thôi. Thứ con muốn là đại dương cơ.”)
Sau đó mình mới hiểu rõ ý nghĩa của phim, Joe – giống mình – chỉ đau đáu nghĩ về những mong muốn của bản thân dành cho công việc, mà quên mất tận hưởng hành trình đến với nó, tận hưởng cuộc sống này. Vì dù gì, cuộc sống cũng có nhiều hơn một khía cạnh là công việc.
Sau khi xem xong video của cô Alison Ledgerwood và nhìn nhận lại câu chuyện của phim Soul, mình cũng nhìn nhận lại ‘phần nửa đầy’ của cốc nước.
1. Mình học được quá nhiều trong quá trình ứng tuyển này
Đây là một số những điều mình học được trong quá trình ứng tuyển, mong nó sẽ hữu ích với các bạn:
1.1. Xây dựng hình ảnh cho bản thân trong suốt các vòng
- Xây dựng những key words về hình ảnh bạn muốn xây dựng trong suốt quá trình;
- Xây dựng một core strong story.
1.2. Tất cả các câu trả lời cần:
- Phù hợp với theme lựa chọn (ví dụ theme Civic Engagement như mình);
- Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, vào thẳng trọng tâm, thể hiện chiều sâu/mức độ trưởng thành trong tư duy (vì không ai muốn trao học bổng cho một quả ‘xoài non’ đúng không );
- Trả lời cụ thể, không chung chung bằng ví dụ từ những sự quan sát, trải nghiệm riêng của bản thân;
- Có xương sống/trục chính cho tất cả câu trả lời & bài luận, xương sống/trục chính đó là những key words về bản thân bạn; làm sao để khi phỏng vấn bạn xong, họ nhớ được những key words đó về bạn;
- Tất cả câu trả lời phải hướng về xương sống/trục chính đó, để con người bạn là một thể thống nhất, thể hiện tất cả những hành động bạn làm để hướng về mục tiêu chung, đóng góp vào big picture, sự nghiệp của bạn về sau;
- Tất cả câu trả lời phải touch people’s heart;
- Những điều quan trọng đặt lên đầu tiên, mỗi câu trả lời chỉ nên trả lời 1-1,5 phút;
1.3. Những kinh nghiệm khác:
Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm từ các anh chị khác từ link bài viết của anh chị mình có để ở đây:
- Chị idol Lê Thị Linh Ngọc (YSEALI Fellow 2019, theme Civic Engagement): link here.
- Anh Nguyễn Thế Thành (YSEALI Fellow 2016, theme Social Entrepreneurship): link here.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia Group “Chia sẻ kinh nghiệm apply YSEALI Academic Fellowship” được lập bởi anh Tú Nguyễn (YSEALI Fellow 2018) và chị Nguyễn Minh Hà (YSEALI Fellow 2019) để tìm bạn đồng hành trên hành trình ứng tuyển nhé.
Vậy mình cũng đã học được nhiều từ quá trình ứng tuyển này rồi.
2. Mình được yêu thương như thế nào
“We’re born alone, we live alone, we die alone. Only through our love and friendship can we create the illusion for a moment that we’re not alone.”
― Orson Welles.
(Tạm dịch: Chúng ta sinh ra đơn độc, sống đơn độc, chết cũng đơn độc. Chỉ có tình yêu và tình bạn mới có thể tạo ra một vài khoảnh khắc khiến chúng ta tưởng rằng mình không cô độc.)
Nói nhiều lời yêu thương hơi sến, nhưng mà mình cảm thấy được yêu thương từ mọi người rất nhiều. Gửi lời yêu thương đến vũ trụ, nhờ vũ trụ gửi đến mọi người.
Khi nhìn theo hướng ‘nửa đầy’ của cốc, mình cũng thấy nhiều thứ. Dù mình là 1 trong 20 bạn về Nhì của AmCham, mình cũng trong top 12% những bạn ứng tuyển trên toàn Hà Nội và là 1 trong 2 sinh viên của ĐH Sư Phạm Hà Nội đạt được học bổng này rồi. Mình trượt phỏng vấn YSEALI Academic Fellowship Spring 2023, nhưng mình cũng đã lọt vào vòng phỏng vấn & học được nhiều điều rồi.
(Tạm dịch: Có những ngày, chúng ta có những bước chuyển mình lớn lao, cũng có những ngày, chúng ta chỉ xê dịch có một chút. Tuy nhiên, chúng đều cần thiết cho sự phát triển riêng của chúng ta.) Nguồn ảnh: LinkedIn
Hành trình ứng tuyển chương trình nào, dù có nhiều người giúp đỡ, nhưng có những giai đoạn bạn cần làm một mình (đôi khi cũng tự nói là Hành trình đơn độc), ví dụ như quá trình suy ngẫm lại bản thân, kết nối các sự kiện lại với nhau thành một hành trình xuyên suốt, viết luận, nhờ viết thư giới thiệu, …. Tuy nhiên:
“Bất cứ khi nào bạn nghĩ mình không có ai yêu thương, thì hãy nhớ tới 25 tỷ tế bào bạch cầu sẵn sàng vì bạn mà chết đi, bảo vệ bạn mà không cần xót thương. Vạn vật xung quanh đều đang cố gắng chữa lành cho mình”.
– Unknown
HỒI KẾT
Có nhiều người nói rằng “Time will heal” (Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương), nhưng với mình thời gian chả thể chữa lành điều gì đâu. Chỉ là theo thời gian, chúng ta mạnh mẽ để đối diện với cuộc sống & tiếp tục bước đi mà thôi.
Vì vậy, nếu cuộc sống cho bạn thật nhiều lý do để khóc, hãy tìm cho mình một lý do để cười nhé.